Con dán làm ảnh hưởng thế nào đến tổ yến

Con dán làm ảnh hưởng thế nào đến tổ yến

A- Con dán làm ảnh hưởng thế nào?

- Gián vô nhà yến thì nó:
✅ Ăn trứng và tổ yến: tụi nó leo lên tổ, ăn trứng chim non, gặm nhấm tổ, làm tổ hư hỏng, yến bỏ đi luôn.
✅ Phát tán mùi hôi: chất tiết và phân gián gây mùi hôi kinh khủng, làm yến mất hứng quay về.
✅ Lôi kéo côn trùng khác: gián kéo bầy nhầy mạt, kiến, bọ... rồi thành ổ dịch bệnh.
✅ Gây ô nhiễm tổ yến: phân gián dính vô tổ, giảm giá trị thương phẩm, bán không ai dám mua.
✅ Chui vào loa, máy móc: gián thích chui mấy chỗ ấm nóng, phá linh kiện điện tử, cháy loa, chập điện luôn nha.

B- Cách trị gián trong nhà yến
1️⃣ Tổng vệ sinh

- Quét dọn toàn bộ sàn, trần, khe hở, góc tối.

- Thu gom xác chim, rác hữu cơ, phân tích tụ mấy thứ này là buffet cho gián.


2️⃣ Chặn đường gián bò vào

Bịt kín khe cửa, lỗ thông gió dư thừa.

Dán ron cửa, lưới chắn côn trùng.


3️⃣ Đặt bẫy gián

- Dùng bẫy keo gián, đặt dọc đường đi gián.

- Dùng hộp nhử có độc (boric acid, Fipronil), gián ăn xong bò về tổ chết hàng loạt.

 


4️⃣ Phun xịt thuốc diệt gián

Chọn loại thuốc chuyên dụng an toàn cho yến .

Phun lúc không có chim trong nhà.


5️⃣ Định kỳ kiểm tra và xử lý

- Ít nhất mỗi quý kiểm tra kỹ 1 lần.

- Nếu thấy tái phát, lập tức dọn dẹp, xử lý thuốc nhử tiếp.

6️⃣ Duy trì độ ẩm hợp lý

Gián khoái chỗ ẩm tối, nên giữ ẩm vừa phải (khoảng 80-85%) không để đọng nước tù đọng.
Truyền thống dạy rồi: Phòng còn hơn chữa.

Nếu mới xây nhà yến, nhớ xử lý kỹ mối, gián, kiến trước khi đưa chim vô.

Luôn vệ sinh, kiểm tra định kỳ, đừng để gián làm tổ rồi mới dính đòn, vừa cực vừa tốn tiền.

-P/s: ADAM BAO. 09 6789 8779- 099 636 7777 FACEBOOK ,ZALO.

Share:
  • Promotion this week!!!
Hotline: 09 6789 8779