Kỹ thuật nuôi chim yến tại nhà không hề khó khi bạn biết được những quy trình phát triển của loài chim này trong quá trình nuôi yến từ lúc ấp trứng đến khi chim trưởng thành. Theo như thống kê, lượng chim yến rơi khỏi tổ lên đến hàng nghìn con trên mỗi năm, PRONEST THÂN THI sẽ đưa bạn bài viết này để bạn có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân và chúng tôi sẽ cung cấp những giải pháp tốt nhất cho bạn.

 

1. Nguyên nhân khiến chim non rơi xuống sàn

 

1.1. Thiếu thức ăn

 

  • Thức ăn là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng và lón lên mỗi ngày. Nếu chim non thiếu chất dinh dưỡng, chim non sẽ chậm lớn, sức đề kháng yếu và có thể bị chết.
  • Trong một năm, chim yến con xuất hiện tại 3 thời điểm:
  • Cuối tháng 3 – tháng 4: đây là thời điểm có lượng chim non nhiều nhất, thời điểm này thời tiết là mùa mưa nên thức ăn cho chim yến khá nhiều, chim không cần phải đi xa để kiếm mồi.
  • Tháng 9 và tháng 11: số lượng chim non ít hơn, nguồn thức ăn cũng trở nên khan hiếm hơn, chim bố mẹ phải bay xa để kiếm thức ăn và tỉ lệ chim non bị chết do thiếu thức ăn khá nhiều.
  • Trường hợp chim non chết thường xảy ra ở cặp chim bố mẹ có 2 con, chim con ranh giành nhau thức ăn khi diện tích tổ quá bé.


 

1.2. Thời tiết

 

  • Yếu tố thời tiết cũng là yếu tố quan trọng để duy trì mức sinh sống của chim yến.
  • Chim yến thường sẽ phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 26 độ C – 28 độ C
  • Trường hợp chim yến chết nhiều là do nhiệt độ thời tiết giảm dưới 26 độ C và mưa trong thời gian dài.
  • Vì chim non chưa có bộ lông giữ nhiệt và thời gian giữ ấm của chim bố mẹ quá ít.
  • Tại miền Bắc nước ta, vào mùa đông, nhiệt độ hạ xuống quá thấp dẫn đến việc số lượng lớn chim yến phải di cư xuống miền Nam để sinh sống sau đó quay về vào tháng 4, tháng 5.

 


Môi trường sống trong nhà nuôi yến

 

1.3. Môi trường sống

 

  • Môi trường sống của nhà yến là một phần khiến chim yến sinh sống, trú ngụ. Những nguyên nhân dẫn đến chim yến chết như:
  • Những nhà nuôi yến xây để lâu, cũ và hệ thống không tốt, độ ẩm thấp, độ thông thoáng kém.
  • Nhiệt độ xuống quá thấp hoăc ở mức quá cao.
  • Phân chim tích trữ trong nhà yến quá nhiều: khi phân chim yến phân hủy quá nhiều sẽ sinh ra các khí NH3, H2S, NO2, NO, CO, CO2 gây nguy hiểm cho chim yến nhất là chim yến non.

 

1.4. Thiên địch

 

  • Những thiên địch như: gián, kiến ,chim cú, rắn, rết hay là những kẻ cắp chim yến cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến chim yến chết non.
  • Những mối đe dọa rất nhỏ như : kiến, mối, nhện … nếu không để ý phát hiện kịp thời sẽ để lại mối nguy hại cho nhà yến và khiến nhà nuôi yến của bạn thất bại
  • Đồng thời, nếu bạn sử dụng những thuốc phun diệt thiên địch không đúng cách cũng sẽ để lại hậu quả cho chim yến non.

 

Thiên địch gây hại cho chim yến

 

2. Giải pháp cho chim yến non bị rơi xuống sàn chết

 

  • Khi nuôi yến trong nhà phải liên tục kiểm tra, theo dõi nhà yến để phát hiện những bất thường.
  • Nhưng cũng cần phải cẩn trọng tránh sự xáo động cho môi trường sinh sống của yến, khiến chim yến hoảng loạn. Việc sử dụng camera theo dõi là cách tối ưu nhất để quan sát dễ dàng hơn.
  • Chủ động các công tác vệ sinh nhà yến sạch sẽ
  • Đưa ra các biện pháp ngăn chặn thiên địch
  • Bổ sung, tạo thức ăn cho chim yến để tránh những rủi ro do thiếu thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng. Biết những kiến thức chăm sóc chim yến non để chim trong trường hợp chim bố mẹ không thể tự đi kiếm ăn được.

 

Chăm sóc chim yến để chim trưởng thành một cách tốt nhất

 

Xem thêm video: