Bạn đã biết những phương pháp nuôi dưỡng chim yến non chưa ? Trong quá trình nuôi chim yến, ngoài việc có các kỹ năng xây dựng nhà nuôi yến thì việc để tạo nên thành công trong ngành nuôi yến đó chính là quá trình chăm sóc chim con để chim có thể phát triển khỏe mạnh, làm quen được môi trường trong nhà nuôi cũng như đào tạo chim trong quá trình chim lớn lên và trưởng thành. Vì trong quá trình nuôi chim yến con, bởi sự yếu ớt mà không biết cách chăm sóc sẽ khiến tỷ lệ chim non chết rất cao. Qua bài viết này, PRONEST THÂN THI sẽ đưa các bạn những điều cần lưu ý khi nuôi chim yến con, nhất là những người mới bắt đầu bước vào nghề nuôi yến.

 

1. Trong 10 ngày đầu sau sinh 

 

1.1. Giữ thân nhiệt

 

– Chim yến ấp trứng trong vòng từ 22 – 25 ngày sẽ nở ra chim non. Lúc này, chim non rất yếu ớt, cơ thể chim con trần trụ, không có lông . Bởi chưa được trang bị lông nên việc điều hòa thân nhiệt của chim còn rất yếu, dễ bị lạnh trong môi trường nhiệt độ dưới 26 độ C.

– Chim con trong vài ngày đầu, để ý kỹ dưới phần bụng của chim, trong bụng chim vẫn còn tích khối noãn hoàng, lòng đỏ dự trữ cho quá trình phát triển một số ngày sau nở, nên chim dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp. Khi phần noãn hoàng dưới bụng không được ủ ấm, chim con dễ bị lạnh và dẫn đến hiện tượng bị xơ cứng, khó tiêu hóa gây đến viêm nhiễm.

Giải pháp: 

– Cách để giữ nhiệt cho chim con là sử dụng đèn sưởi, hệ thống máy ấp để duy trì và điều hòa thân nhiệt cho chim.

– Cẩn trọng trong quá trình giữ thân nhiệt cho chim, tránh để khối noãn hoàng không được đủ ấm trong thời gian đầu.

 

1.2. Thức ăn nuôi dưỡng chim

 

– Trong 10 ngày đầu, chim yến con chưa có thể tự ăn nên bạn phải tự đút cho chim ăn bằng cách: đưa ống nhựa vát đầu, không nhọn hoặc gắp thức ăn bằng pince nhỏ.

– Thức ăn chim yến con: trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong và mối.

– Số lần cho ăn trong ngày: ngày 3 lần; đó là lúc 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 16 giờ chiều.

 

1.3. Chăm sóc chim yến con trong máy ấp

 

– Sau khi nở từ 1 – 10 ngày chim được tiếp túc sống trong máy ấp, với nhiệt độ thấp vào khoảng 35 – 36 độ C, ẩm độ 65 – 70%, có độ thông thoáng nhưng không có gió lùa.

– Trong quá trình đưa máy ấp cho chim non, phải chú ý nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường nuôi yến con. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1 – 2 độ C bằng cách mở rộng lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn của lứa tuổi, mỗi ngày một ít. Sau 2 – 3 ngày cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn.


Chim yến con 10 ngày đầu sau khi nở trứng

 

2. Sau 10 ngày khi sinh

 

2.1. Cách chăm sóc

 

– Chim yến con sau 10 ngày sinh đã ra lông, lớn hơn và sức khỏe được cải thiện hơn những ngày đầu. Tuy nhiên, trong quá trình này bạn cần đưa chim yến con ra khỏi máy ấp và chuyển chúng vào trong một cái hộp chuyên dùng, để tiếp tục săn sóc đặc biệt.

– Cần chú ý: giữ ấm cho chim, không được để chim bị lạnh và kiểm soát nhiệt độ trong nhà nuôi chim bằng cách điều chỉnh đèn sưởi và tạo không khí thông thoáng.

– Bạn cần siêng năng chăm sóc , cẩn thận , kiên nhẫn trong quá trình này để him yến con có thể lớn lên và phát triển thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sống trong nhà nuôi chim của bạn.

 

2.2. Tạo hộp chăm sóc cho chim con

 

– Cách làm hộp chăm sóc bằng bìa cứng có chỗ thoát hơi ra và đèn đặt ở giữa.

– Để biết nhiệt độ có thích hợp không ta cần xem hành vi của chim. Nếu nhiệt độ quá thấp chúng sẽ tập trung một chỗ gần đèn sưởi; nếu nhiệt độ quá cao chúng tản ra ở những nơi mát mẻ hơn, duỗi cánh. Buổi tối bắt buộc phải sưởi ấm cho chim. Cần để ý những ngày mưa, nhiệt độ phòng ấp bị hạ thấp và độ ẩm lại quá cao.

 

3. Sau 35 ngày tuổi

 

– Đây là lúc bạn đưa chim đi tâp bay bằng cách: đưa chim sinh sống trên tổ giả và để chim đu bám trên tổ và tập bay, và chim tập bay nhiều là vào khoảng 40 – 43 ngày.

– Sau 43 ngày, bạn có thể đã có được sự lựa chọn dựa trên những đặc tính sau:

  • Chim trông khoẻ mạnh
  • Hai cánh chim có thể tự chéo lại được
  • Chim muốn bay ra khỏi thùng

– Khi lựa được những con chim đủ tiêu chuẩn , bạn đưa chúng vào ngôi nhà mà bạn đã chuẩn bị. Lưu ý: phải dời chim vào bạn đêm, không được đưa chim chuyển nơi sống vào ban ngày.

– Khoảng 50 – 60 ngày chim con phát triển đầy đủ có thể rời nhà yến.

Chim yến có thể tự bay sau 35 ngày