Tổ yến có giá trị dinh dưỡng cao và ngày càng được ưa chuộng không chỉ ở thị trường trong nước mà cả quốc tế. Vì thế nên nghề nuôi yến mang lại giá trị kinh tế rất lớn và ngày càng phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên để xây dựng nhà nuôi yến cho năng suất cao, có hiệu quả lâu dài, tiết kiệm chi phí đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao và có nhiều kinh nghiệm, am hiểu tập quán của loài yến. Có nhiều cách hiểu về nhà yến thành công hay thất bại. Khi bạn bỏ ra một số tiền lớn để làm nhà nuôi yến nhưng kết quả đạt được lại không như mong đợi: dẫn dụ chim một khoảng thời gian nhất định mà chim không về ở tổ. Rất nhiều lý do khiến xây nhà yến thất bại, PRONEST THÂN THI sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại đó.

 

1. Kỹ thuật kém hiệu quả

 

Việc tự tích góp kiến thức xây dựng và tự thi công lắp đặt để một phần là các chủ nhà tiết kiệm các chi phí lắp đặt và thuê thợ, tiết kiệm chi phí đâu tư ban đầu một cách tối đa nhưng họ đã quên mất rằng, xây nhà yến là một công việc yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác ở từng khâu chứ không phải chỉ cần nhìn, xem, hỏi các nhà yến khác là làm được.
Cũng chính do tự làm, nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm, vừa học hỏi, vì vậy khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ đầu tư phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến. Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình những nhà yến thành công khác về áp dụng cho nhà của mình, nhưng lại không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn, âm thanh dẫn dụ… ảnh hưởng đến chất lượng nhà yến nếu chúng ta không hiểu rõ. Đôi khi việc sửa chữa còn tốn kém hơn đi đúng từ bước đầu.

 

2. Chọn sai vị trí nhà

 

Trong quá trình lập kế hoạch xây dựng nhà nuôi yến mà bạn lại không coi trọng khâu khảo sát sẽ dẫn đến việc thất bại trong việc xây dựng vị trí chỗ ở cho yến sinh sống. Hơn 90% trường hợp thất bại xuất phát từ việc nuôi yến theo phong trào. Họ thấy nhà bên cạnh hoặc địa phương đã nuôi nên họ cũng làm theo. Họ không biết hay chọn vị trí hay địa điểm đó có nuôi được hay không?
Một suy nghĩ nữa, đó là họ không chịu bỏ ra một khoản phí nhỏ để nhờ nhà tư vấn khảo sát và tư vấn có nên đầu tư hay không trước khi bắt tay vào đầu tư. Họ nghĩ, sẽ có yến do nhà bên cạnh đã có. Dĩ nhiên, khu vực đó ít chim yến sinh sống hoặc đã sinh sống ổn định tại các khu nhà khác thì rất khó dẫn dụ vào nhà mình. Do đó, phát triển chậm chạp.

Làm nhà yến ở nơi có ít yến sinh sống, hoặc vướng đường chim bay bởi nhiều cây cao, nhà tầng, xung quanh bị đô thị hóa không có nguồn thức ăn cho chim yến… thì thất bại là tất yếu. Khi ấy dù có kỹ thuật đầy đủ, hiện đại đến đâu thì cũng không có tác dụng.


Chọn vị trí phù hợp để xây dựng nhà nuôi yến

 

3. Môi trường bên trong nhà yến

 

Nhà nuôi yến thất bại một phần cũng do môi trường bên trong nhà yến không đáp ứng được tập quán sinh sống của chim yến. Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sự thông thoáng, chỉ sai một yếu tố cũng không thể thành công. Do đó cần thay đổi biện pháp chống nóng, tạo ẩm cho ngôi nhà, nhà yến phải tối mà vẫn đảm bảo độ thông thoáng, lưu thông không khí. 

Ngoài ra nếu có thiên địch trong hoặc ngoài nhà yến như chuột, dơi, gián, rệp, kiến, chim cú, chim cắt, rắn… cũng có thể khiến chim yến sợ và bỏ đi. Nếu không phát hiện ra các tác nhân này thì đàn yến sẽ bay đi để lại thiệt hại lớn cho người nuôi yến.